Tin tức mới nhất về Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa được chẩn đoán mắc suy tĩnh mạch sau siêu âm Doppler cùng triệu chứng sưng ở chân – đã khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia mạch máu, suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai – kể cả những người có điều kiện y tế tốt, tuân thủ kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Suy giãn tĩnh mạch – Bệnh không của riêng ai!
Trên thực tế, không ít người nổi tiếng từng đối mặt với suy giãn tĩnh mạch. Ca sĩ Britney Spears được cho là bị giãn tĩnh mạch sau sinh, diễn viên Emma Thompson từng thừa nhận phải mặc váy dài trong nhiều sự kiện để giấu chân nổi gân, hay vận động viên quần vợt Serena Williams từng bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sau một ca phẫu thuật. Tại Việt Nam, MC Trấn Thành cũng từng tiết lộ về tình trạng suy tĩnh mạch khiến anh phải tạm dừng công việc trong thời gian ngắn.
Điểm chung của những trường hợp này là đều mắc bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình, có khả năng kiểm soát nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu chậm trễ, bệnh có thể gây phù chân, thay đổi màu da, thậm chí loét lâu lành ở mắt cá chân.
Nhận biết sớm suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch thường phát triển âm thầm và tiến triển qua nhiều năm. Ở giai đoạn đầu, bệnh biểu hiện bằng cảm giác nặng chân, mỏi tê khi đứng ngồi lâu hoặc vào cuối ngày. Một số người có thể thấy gân xanh tím nổi dưới da, thường ở bắp chân hoặc quanh mắt cá. Chuột rút về đêm, cảm giác châm chích hoặc phù nhẹ cũng là những dấu hiệu cảnh báo.
Tuy nhiên, do các triệu chứng khá “mơ hồ” và dễ nhầm với bệnh lý khác, nhiều người có xu hướng bỏ qua hoặc tự điều trị bằng thuốc xoa bóp, uống thuốc giảm đau. Thực tế, dòng máu trào ngược trong lòng tĩnh mạch chỉ có thể phát hiện chính xác qua siêu âm Doppler chuyên sâu, do bác sĩ chuyên khoa mạch máu thực hiện.

Suy tĩnh mạch ngày càng trẻ hóa
Nếu như trước đây suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi thì hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa rõ rệt. Nhiều bệnh nhân trong độ tuổi 25–35 đã được chẩn đoán mắc suy tĩnh mạch độ 1 hoặc độ 2.
Nguyên nhân được xác định phần lớn đến từ lối sống hiện đại: ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, thừa cân, mang giày cao gót, mặc đồ bó sát… Một số nghề nghiệp có đặc thù đứng lâu hoặc ngồi nhiều như: giáo viên, đầu bếp, thợ may, thợ làm tóc, tài xế, công nhân, nhân viên văn phòng… Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng: nếu cha hoặc mẹ bị suy giãn tĩnh mạch, nguy cơ mắc bệnh ở con có thể lên tới 50%.
Điều trị sớm – Nhẹ nhàng, thẩm mỹ, không cần mổ
Theo bác sĩ mạch máu Bernard, nếu được phát hiện sớm, suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng những phương pháp ít xâm lấn, không cần mổ. Các công nghệ điều trị hiện đại như laser nội mạch bước sóng 1940nm, sóng cao tần RFA hoặc tiêm xơ thế hệ mới đều cho hiệu quả cao, thời gian thực hiện ngắn (chỉ trong 1 buổi khoảng 30-45 phút) và phục hồi nhanh. Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường ngay sau điều trị, không cần nằm viện.

Ngược lại, nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch sẽ phức tạp hơn, chi phí cao hơn và để lại nhiều di chứng về thẩm mỹ lẫn chức năng vận động.
Chủ động kiểm tra tĩnh mạch định kỳ chính là cách nhẹ nhàng nhất để bảo vệ đôi chân về lâu dài. Trung tâm điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch Bernard diễn ra chương trình tầm soát miễn phí suy giãn tĩnh mạch chi dưới– đăng ký TẠI ĐÂY để nhận tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ mạch máu.